HOA QUẢ VÀ TRÁI CÂY NGÀY NAY KHÔNG CÒN NHIỀU DINH DƯỠNG NHƯ TRƯỚC. TẠI SAO VẬY?
Thật không may, những quả táo ngày nay không còn được như trước bởi lẽ các loại hoa quả và rau củ chúng ta đang ăn hàng ngày có hàm lượng dinh dưỡng thực tế ít hơn so với những loại đã được thu hoạch từ nhiều năm trước. Thông tin về hàm lượng dinh dưỡng của chúng thậm chí còn tệ hơn. Theo nhà nghiên cứu Địa chất Hannes Karwat thuộc Trung tâm cải tiến ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT), điều này đã xảy ra cả với lúa mì. Mặc dù các nghiên cứu nghiêng về khả năng biến đổi khí hậu và xói mòn đất có thể là nguyên nhân, nhưng sau đây là những gì bạn nên biết về sự sụt giảm dinh dưỡng trong nông sản và lúa mì của chúng ta, cũng như cách có thể cải thiện tình trạng này.
🔵 Vấn đề trồng trọt
"Những mùa vụ được thu hoạch trên đồng ruộng chỉ có thể chứa đầy dinh dưỡng khi cây trồng hoa quả và lúa mì hấp thụ được những dưỡng chất cần thiết từ đất trong suốt mùa vụ,” ông Karwat giải thích về tầm quan trọng của đất trồng. “Đơn giản vậy thôi. Đất trồng với hàm lượng dinh dưỡng thấp sẽ cản trở quá trình tăng trưởng của cây và những gì thu hoạch được cũng sẽ cho ra chất lượng tương tự". Một nghiên cứu liên quan tới chủ đề này thực hiện bởi giáo sư Donald Davis của Đại học Texas - Austin, được xuất bản trong Tạp chí của Đại học Dinh dưỡng Hoa Kỳ năm 2004, so sánh với dữ liệu dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ từ năm 1950 tới 1999. Dữ liệu đã cho thấy có 43 loại hoa quả và rau củ đã suy giảm đáng kể lượng khoáng chất và chất dinh dưỡng, kết luận đưa ra bởi Tạp chí Scientific American vào năm 2011.
🔵 Tại sao điều này lại xảy ra?
Một nghiên cứu năm 2017 của Đại học Harvard đã chỉ ra lượng khí thải CO2 tăng cao và biến đổi khí hậu là nguyên nhân tại sao có sự “suy giảm giá trị dinh dưỡng” của lúa mì và cây trồng. “ Biến đổi khí hậu đã gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới xói mòn đất và rửa trôi lớp phù sa màu mỡ trên bề mặt đất. Hơn nữa khoảng thời gian khô nóng kéo dài dẫn tới những loại thực vật bảo vệ bề mặt đất chết dần”, ông Karwat bổ sung. Mức độ CO2 cũng làm thay đổi lượng protein, chất dinh dưỡng và vitamin như kẽm và sắt có trong lúa mì.
Thêm vào đó việc thu hoạch mùa vụ bằng các loại máy công nghiệp hạng nặng cũng là một phần gây ra vấn đề. Những loại máy này có thể nén chặt đất và phá hủy cấu trúc tự nhiên quan trọng của nó. Nước không thể thấm xuống những vùng đất bị nén chặt như vậy và dẫn tới hệ quả là rễ cây trồng cũng gặp khó khăn khi phát triển cắm sâu xuống đất.
“Một lý do quan trọng khác đó là những loại đất với chất lượng tốt đã bị mất đi trong quá trình đất xói mòn,” ông Karwat nói. “Hiện tượng này xảy ra có thể bởi xói mòn do gió thổi qua hoặc nước chảy qua”. Ông cũng giải thích thêm rằng lớp trên cùng của mặt đất là lớp chứa nhiều dưỡng chất nhất có chứa các khoáng chất tự nhiên và nếu lớp này bị mất đi thì vùng đất đó cũng mất đi giá trị và chất lượng của nó.
🔵 Làm thế nào để lấy lại dưỡng chất cho những mùa vụ của chúng ta?
Biến đổi khí hậu cùng với các phương pháp canh tác nông nghiệp hiện đại coi trọng số lượng hơn chất lượng đã khiến cho đất bị suy yếu và làm giảm giá trị dinh dưỡng trong cây trồng và lúa mì của chúng ta. Vậy có cách nào giúp chúng ta lấy lại chất dinh dưỡng trong hoa quả, rau củ và lúa mì hay không? Theo ông Karwat, “một phương pháp quản lý đất trồng bền vững với môi trường hạn chế tối thiểu lượng phân bón” chính là câu trả lời.
Ông ấy nhận định trong cuộc chiến này, một nửa chính là cân bằng được giữa lượng phân bón và lượng dinh dưỡng mất đi trong mỗi sản phẩm thu hoạch. Một nửa còn lại là nhân giống cây trồng. “ Lai tạo các giống cây trồng phát triển được tốt mà không cần nhiều tới phân bón, chịu được những kiểu thời tiết khắc nghiệt như nắng hạn nhiều ngày hoặc khô hạn và các kiểu gen có khả năng chống chịu với sâu và bệnh tật.” Thêm vào đó việc tạo ra các giống cây trồng và mùa màng mới để cải thiện các loại thực vật cung cấp dinh dưỡng cho con người là cách duy nhất để chống lại sự thay đổi của môi trường.
Ngoài ra, nhà dinh dưỡng học Lead Tsui, cho rằng việc giá trị dinh dưỡng bị sụt giảm không ảnh hưởng tới việc mọi người tiếp tục tiêu thụ hoa quả và rau củ là rất quan trọng. “Dù gì người dân vốn đã không ăn đủ lượng rau củ cần thiết“, vậy nên cho dù nông sản không còn giàu dinh dưỡng như trước, điều quan trọng vẫn là bạn nhận được chất dinh dưỡng từ việc ăn hoa quả và rau củ. “Chúng ta còn có nhiều dưỡng chất khác nữa ngoài vitamin và khoáng chất khi tiêu thụ nông sản và khả năng cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng này sẽ tốt hơn khi thực phẩm ở dạng nguyên bản của chúng thay vì biến thành các loại thực phẩm chức năng”, cô ấy nói. “Chia việc ăn hoa quả và rau củ thành những bữa nhỏ mỗi ngày, dù là trong bữa ăn chính, ăn vặt hay làm nước uống đều là cách tuyệt vời thúc đẩy mọi người ăn nhiều hơn. Hoa quả và rau củ còn tươi, được đông đá hay đóng can đều có tác dụng như nhau.”
Nguồn tham khảo:
Scientific American Website, Environment
Harvard School of Public Health Website, News
Science Advances Website, Ecology
Scientific American Website, Observations
International Maize and Wheat Improvement Center, About Us
CDC, 2021
Tác giả: RAMONA SAVISS