BẠN CÓ HAY BỊ CĂNG THẲNG VÀ LO LẮNG? 8 CHẤT DINH DƯỠNG SAU SẼ GIÚP ĐIỀU CHỈNH TÂM TRẠNG, NÂNG CAO MỨC SEROTONIN VÀ GIÚP BẠN THƯ GIÃN
Như câu nói," Bạn chính là những gì bạn ăn." Vì vậy, nếu bạn đang chứa đầy sự căng thẳng và lo lắng thì có lẽ đã đến lúc xem xét lại chế độ ăn uống của bạn. Mặc dù một kế hoạch ăn uống mới không thể thay thế cho một buổi trị liệu chuyên nghiệp hoặc nghe thăm khám/ khuyến nghị y tế trong điều trị lo âu nhưng kết hợp đúng cách các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn có thể giúp làm giảm và áp chế được nó. Bác sĩ Ana Luisa Neal, một bác sĩ tự nhiên được chứng nhận bởi hội đồng quản trị và y tá học lên cao cho biết: “Chúng ta biết thực phẩm ăn vào có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện gen. Chúng ta đối mặt với lựa chọn rằng qua chế độ ăn này chúng ta muốn trau dồi được cái gì bên trong cơ thể"
Nếu căng thẳng đang ăn mòn bạn theo đúng nghĩa đen, hãy thử bổ sung tám chất dinh dưỡng này vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Nếu căng thẳng đang ăn mòn bạn theo đúng nghĩa đen, hãy thử bổ sung tám chất dinh dưỡng này vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
01
Ma-giê
Bởi vì khoáng chất này đóng một vai trò trong các chức năng tế bào quan trọng, bao gồm co cơ, giải phóng insulin và điều chỉnh hoóc-môn/tâm trạng, biểu hiện thiếu ma-giê thường là các triệu chứng lo âu. Tuy nhiên, hãy lưu ý về liều lượng phù hợp - dư thừa ma-giê có thể dẫn đến gây khó chịu ở dạ dày. Một số loại thực phẩm chứa nhiều ma-giê là rau bina, hạt bí ngô và hạnh nhân.
02
Adaptogen
Các loại thảo dược và rễ cây chứa adaptogen, chẳng hạn như ashwagandha (nhân sâm Ấn Độ), nhân sâm và nấm linh chi, đã trở thành xu hướng thịnh hành trong những năm gần đây vì các đặc tính giúp giảm căng thẳng, cung cấp năng lượng và chống trầm cảm của chúng. Bác sĩ Neal nói: “Trong những trường hợp khác nhau, một số loại thảo mộc sẽ thích hợp hơn những loại khác, điều quan trọng là phải hỏi ý kiến bác sĩ thảo dược nếu bạn thực sự muốn sử dụng để điều trị vấn đề của mình". Các loại thảo mộc chứa adaptogen khác bao gồm nghệ, rễ cam thảo, rhodiola (một loại cây dùng để chữa bệnh) và hương nhu.
03
Kẽm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một phần ba dân số toàn cầu bị thiếu kẽm và có thể gây ra sự thay đổi trong thụ thể serotonin trong não và gây ra các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến nhóm động vật có vỏ, các loại đậu và hạt điều.
04
Axit béo omega-3
Các nghiên cứu trước đây mối liên hệ giữa axit béo omega-3 với việc cải thiện chứng trầm cảm, nhưng các nghiên cứu gần đây hơn cho thấy chúng cũng có thể làm giảm lo âu. Một số thực phẩm giàu axit béo omega-3 là cá hồi, cá thu và hạt lanh.
05
Chất chống oxy hóa
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa lo âu và mức độ chống oxy hóa bị giảm sút. Bác sĩ Neal cho biết: “Chúng tôi khuyên bệnh nhân nên "ăn đủ màu cầu vồng" để đảm bảo cung cấp nhiều chất chống oxy hóa thông qua trái cây và rau quả". Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm táo, mận, các loại quả mọng, cải xoăn và atisô.
06
Các lợi khuẩn Probiotics
“Một số chủng vi khuẩn nhất định có thể tương tác với hệ vi khuẩn đường ruột của chúng ta theo cách nào đó và có thể tác động đến hệ thần kinh của chúng ta. Không phải tự nhiên mà chúng ta nói mình có "gut feelings"(linh cảm), vì hai cơ quan này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau." - Bác sĩ Neal nói. Lợi khuẩn Probiotics cũng giúp giảm viêm, tình trạng thường gây ra lo âu và căng thẳng. Sữa chua, sữa kefir, dưa cải bắp và kim chi là một số thực phẩm giàu probiotics.
07
Nhóm Vitamin B
Nhóm B cũng có nghĩa là “hạnh phúc”, vì nhóm vitamin này được biết đến với tác dụng làm giảm mức độ lo lắng và căng thẳng. Vitamin B1 giúp duy trì lượng đường trong máu và B3 giúp tổng hợp serotonin, trong khi B5 giúp hỗ trợ tuyến thượng thận, và B9 (hoặc axit folic) với B12 giúp cân bằng tâm trạng không vui. Thực phẩm giàu vitamin B bao gồm trứng, rau xanh, chuối và ngũ cốc nguyên cám.
08
Chất xơ
Bác sĩ Neal khuyến nghị nạp ít nhất 35 gram chất xơ mỗi ngày để giúp thanh lọc và thúc đẩy một hệ vi sinh vật khỏe mạnh. Bà cho biết thêm: “Lo âu và căng thẳng thường dẫn đến lựa chọn các chế độ ăn uống tồi tệ, có thể làm suy giảm lộ trình giải độc và làm tăng rối loạn tâm trạng. Bông cải xanh, yến mạch, hạt chia và đậu là một số thực phẩm giàu chất xơ.
Các quan điểm được trình bày trong bài viết này không nhất thiết đại diện cho quan điểm của Murad và chỉ dành cho mục đích cung cấp thêm thông tin, bao gồm lời khuyên của các bác sĩ và chuyên gia y tế. Bài viết này không thay thế cho lời khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp và không nên được coi là lời khuyên y tế cụ thể.
Tác giả : ENID PORTUGUEZ
Bởi vì khoáng chất này đóng một vai trò trong các chức năng tế bào quan trọng, bao gồm co cơ, giải phóng insulin và điều chỉnh hoóc-môn/tâm trạng, biểu hiện thiếu ma-giê thường là các triệu chứng lo âu. Tuy nhiên, hãy lưu ý về liều lượng phù hợp - dư thừa ma-giê có thể dẫn đến gây khó chịu ở dạ dày. Một số loại thực phẩm chứa nhiều ma-giê là rau bina, hạt bí ngô và hạnh nhân.
02
Adaptogen
Các loại thảo dược và rễ cây chứa adaptogen, chẳng hạn như ashwagandha (nhân sâm Ấn Độ), nhân sâm và nấm linh chi, đã trở thành xu hướng thịnh hành trong những năm gần đây vì các đặc tính giúp giảm căng thẳng, cung cấp năng lượng và chống trầm cảm của chúng. Bác sĩ Neal nói: “Trong những trường hợp khác nhau, một số loại thảo mộc sẽ thích hợp hơn những loại khác, điều quan trọng là phải hỏi ý kiến bác sĩ thảo dược nếu bạn thực sự muốn sử dụng để điều trị vấn đề của mình". Các loại thảo mộc chứa adaptogen khác bao gồm nghệ, rễ cam thảo, rhodiola (một loại cây dùng để chữa bệnh) và hương nhu.
03
Kẽm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một phần ba dân số toàn cầu bị thiếu kẽm và có thể gây ra sự thay đổi trong thụ thể serotonin trong não và gây ra các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến nhóm động vật có vỏ, các loại đậu và hạt điều.
04
Axit béo omega-3
Các nghiên cứu trước đây mối liên hệ giữa axit béo omega-3 với việc cải thiện chứng trầm cảm, nhưng các nghiên cứu gần đây hơn cho thấy chúng cũng có thể làm giảm lo âu. Một số thực phẩm giàu axit béo omega-3 là cá hồi, cá thu và hạt lanh.
05
Chất chống oxy hóa
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa lo âu và mức độ chống oxy hóa bị giảm sút. Bác sĩ Neal cho biết: “Chúng tôi khuyên bệnh nhân nên "ăn đủ màu cầu vồng" để đảm bảo cung cấp nhiều chất chống oxy hóa thông qua trái cây và rau quả". Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm táo, mận, các loại quả mọng, cải xoăn và atisô.
06
Các lợi khuẩn Probiotics
“Một số chủng vi khuẩn nhất định có thể tương tác với hệ vi khuẩn đường ruột của chúng ta theo cách nào đó và có thể tác động đến hệ thần kinh của chúng ta. Không phải tự nhiên mà chúng ta nói mình có "gut feelings"(linh cảm), vì hai cơ quan này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau." - Bác sĩ Neal nói. Lợi khuẩn Probiotics cũng giúp giảm viêm, tình trạng thường gây ra lo âu và căng thẳng. Sữa chua, sữa kefir, dưa cải bắp và kim chi là một số thực phẩm giàu probiotics.
07
Nhóm Vitamin B
Nhóm B cũng có nghĩa là “hạnh phúc”, vì nhóm vitamin này được biết đến với tác dụng làm giảm mức độ lo lắng và căng thẳng. Vitamin B1 giúp duy trì lượng đường trong máu và B3 giúp tổng hợp serotonin, trong khi B5 giúp hỗ trợ tuyến thượng thận, và B9 (hoặc axit folic) với B12 giúp cân bằng tâm trạng không vui. Thực phẩm giàu vitamin B bao gồm trứng, rau xanh, chuối và ngũ cốc nguyên cám.
08
Chất xơ
Bác sĩ Neal khuyến nghị nạp ít nhất 35 gram chất xơ mỗi ngày để giúp thanh lọc và thúc đẩy một hệ vi sinh vật khỏe mạnh. Bà cho biết thêm: “Lo âu và căng thẳng thường dẫn đến lựa chọn các chế độ ăn uống tồi tệ, có thể làm suy giảm lộ trình giải độc và làm tăng rối loạn tâm trạng. Bông cải xanh, yến mạch, hạt chia và đậu là một số thực phẩm giàu chất xơ.
Các quan điểm được trình bày trong bài viết này không nhất thiết đại diện cho quan điểm của Murad và chỉ dành cho mục đích cung cấp thêm thông tin, bao gồm lời khuyên của các bác sĩ và chuyên gia y tế. Bài viết này không thay thế cho lời khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp và không nên được coi là lời khuyên y tế cụ thể.
Tác giả : ENID PORTUGUEZ