“NƯỚC THÔ" CÓ PHẢI LÀ KHÁI NIỆM CÓ THẬT? LIỆU NƯỚC DIỆP LỤC CÓ THỰC SỰ TỐT CHO DA MỤN? HÃY CÙNG TÌM HIỂU CÁC LOẠI NƯỚC.
Nước một lần nữa lại trở thành xu hướng. Nguồn tài nguyên quý giá chứa phân tử hydrogen và oxy này đã bị biến tướng thành vô số trào lưu sức khoẻ mang tính nhất thời, được quảng cáo bằng những dòng giới thiệu giúp cân bằng độ pH, chứa khoáng chất hoặc chất điện giải và về cả địa chất nguồn nước nơi chúng được khai thác, thậm chí còn có những chuyên gia thử nước (Water Sommelier).
Mặc dù uống đủ nước là rất quan trọng nhưng bạn cũng nên cẩn thận khi chọn uống một số loại nước thay thế. Từ những loại nước chứa tạp chất cho tới nước có chứa diệp lục, sau đây là một số những trào lưu nước uống nổi lên trong thời gian gần nhưng rất đáng nghi ngại (một số trường hợp thậm chí còn gây nguy hiểm).
🔵 Nước thô: có hiệu quả hay gây nguy hiểm?
Sau cơn sốt nước đóng chai những năm 90, theo tôi thấy, chúng ta đã quay về điểm xuất phát của trào lưu nước thô, hay còn gọi là nước chưa qua xử lý và chưa được lọc. Hãy nghĩ xem: nước mưa, nước từ các hồ ao hoặc nước giếng khoan kèm thêm tất cả những loại vi khuẩn có hại có trong đó như vi khuẩn, ký sinh trùng và thậm chí là cả các hạt phóng xạ.
Vậy làm thế nào mà loại nước nguyên thủy này lại trở thành một xu hướng? Cũng giống như những phong trào thay đổi lối sống không đáng tin đã nổi lên những năm gần đây, nước thô trở nên phổ biến nhờ một nhóm người đến từ Thung lũng Silicon. Những người ủng hộ xu hướng này tin rằng nước được khử trùng và lọc sạch sẽ loại bỏ cả những khoáng chất tự nhiên và và lợi khuẩn cần thiết cho tiêu hóa, cấp nước và hơn hết là sống thọ và khỏe mạnh hơn. Nhưng với mức giá khoảng $16 cho bình 2.5 lít, xu hướng này dường như chỉ đang làm dày túi tiền cho các công ty lớn và để lại mối nguy hiểm tiềm tàng cho người tiêu dùng.
Các chuyên gia nhận định những mối nguy hại của việc uống nước chưa qua xử lý lớn hơn nhiều những lợi ích tiềm tàng mà chúng đem lại. Theo Tổ chức y tế thế giới, nước uống nhiễm khuẩn có thể lây truyền các bệnh như tả, lỵ, thương hàn, bại liệt và tiêu chảy thậm chí dẫn tới tử vong mỗi năm. Nói ngắn gọn, như một lẽ tự nhiên chúng ta không nên uống nước thô.
🔵 Nước diệp lục: xu hướng TikTok chưa được kiểm chứng.
Nếu bạn là người thường xuyên theo dõi những skinfluencer (người có sức ảnh hưởng làm về chăm sóc da) trên mạng xã hội thì chắc chắn bạn đã từng thấy một video reel họ tán thưởng công dụng của nước diệp lục. Mặc dù có thể Influencer mà bạn yêu thích nói rằng loại nước này giúp giảm mụn hoặc giảm cân thì thực tế chưa có bằng chứng nào đủ tin cậy cho những tuyên bố đó.
Theo bác sĩ da liễu đã được cấp bằng chứng nhận Dendy Engelman, “những người hưởng ứng phong trào này chỉ đang nhận được những lợi ích của việc uống nhiều nước. Cấp ẩm đủ sẽ giúp tình trạng mụn thuyên giảm, khiến bạn no lâu hơn và cải thiện sự mệt mỏi. Nếu ai đó cảm thấy họ đang nhận được những lợi ích từ việc uống nước diệp lục thì đơn giản chỉ là do bạn uống nhiều nước mà thôi.”
🔵 Nước kiềm đóng chai: Đáng tiền hay đáng bỏ đi?
Những kệ bán nước trong siêu thị gần nhà bạn sẽ có sự xuất hiện của một số nhãn hiệu nước kiềm quảng cáo có chứa các khoáng chất như Canxi, Magie và Kali. Nhưng liệu nước chứa những khoáng chất này có thực sự ưu việt hơn những loại nước thường khác hay không? Thật không may là chẳng có nhiều bằng chứng trả lời cho câu hỏi này. Lần tới khi bạn cân nhắc mua một chai nước kiềm hãy nhớ rằng chưa có đủ nghiên cứu khoa học chứng minh lợi ích của chúng để bạn phải bỏ tiền mua. Loại nước này mặc dù không gây hại nhưng cũng chẳng khiến bạn được “cấp nước" hơn hay giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoặc nâng cao hiệu suất hoạt động của bạn.
🔵 Đừng chạy theo trào lưu - nước máy nhà bạn vẫn là tốt nhất.
Tin tốt đó là trong cuộc chiến giữa vô số các loại nước nổ ra những năm gần đây, lựa chọn tốt nhất cho bạn chính là loại nước đang chảy ra từ vòi nước ăn nhà bạn. Còn nếu bạn đang sống tại khu vực có mức độ nhiễm khuẩn và độc tố trên ngưỡng tiêu chuẩn (bạn có thể kiểm tra chỉ số này tại dữ liệu của tổ chức EWG), hãy cân nhắc đầu tư một bộ lọc uy tín, có lõi lọc tái sử dụng. Hơn nữa, với hơn 481.6 tỷ chai nhựa đang được tiêu thụ trên toàn cầu, bạn sẽ cảm thấy mình đã đóng góp được một phần nào đó vào việc bảo vệ môi trường.
Tác giả: SHEELA SOSKIN