Mụn tuổi dậy thì thường gặp và cách cải thiện hiệu quả nhất

Mụn tuổi dậy thì thường gặp và cách cải thiện hiệu quả nhất
Có hơn 85% tình trạng mụn thường gặp diễn ra ở tuổi dậy thì, nó khiến người bị mụn mất tự tin ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của các bạn trẻ. Tuy nhiên, càng điều trị mà mụn vẫn không khỏi, có khi lại nặng hơn. Vậy cách nào để mụn dậy thì giảm nhanh, an toàn cho sức khỏe làn da? Cùng tìm hiểu về Mụn tuổi dậy thì và cách cải thiện hiệu quả nhất từ chuyên gia Murad qua bài viết dưới đây.
 

1. Mụn dậy thì là gì?

Trước tiên để giảm mụn bạn cần biết vì sao được gọi là mụn dậy thì. Mụn dậy thì là một khái niệm chỉ tình trạng mụn trứng cá thường xuất hiện ở da mặt, da cổ. Tình trạng mụn này gặp phải khi lỗi chân lông bị bít tắc do da chết và dầu ứ đọng. Ngoài ra, nó còn đến từ nguyên nhân do vi khuẩn tích tụ sau đó dẫn đến viêm và các nốt viêm này sẽ chuyên sang màu đỏ hoặc sưng tấy.
 
Hiện nay có đến 85% thanh thiếu niên bị mụn dậy thì. Bởi về mặt sinh lý, độ tuổi thanh thiếu niên bước vào giai đoạn dậy thì, lượng hormone giới tính Androgen trong cơ thể gia tăng sản xuất, có thể gặp tình trạng dư thừa từ đó thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Việc này càng làm lỗ chân thông bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn mụn phát triển.
 

Ngoài nguyên nhân từ bên trong cơ thể, tuổi dậy thì thường có sự thay đổi lớn về lối sống, sinh hoạt hàng này không điều độ, hay thức khuya, ăn uống nhiều thức ăn chứa dầu mỡ. Chính những yếu tố trong - ngoài hợp nhất sẽ là nguyên nhân lớn khiến mụn bùng phát ở tuổi dậy thì và kéo dài nếu không có cách chữa trị kịp thời.

2. Các loại mụn tuổi dậy thì hay gặp phải

Thông thường mụn tuổi dậy thì được chia làm 2 loại cơ bản là mụn không viêm và mụn viêm.
 
Đối với mụn không viêm cũng được chia làm 2 loại là mụn đầu trắng và đầu đen:
- Mụn đầu trắng: thường là những nốt trắng hay xám trên bề mặt da, hay còn được gọi là nhân mụn đóng vì các tế bào da ngăn chặn hoàn toàn lỗ chân lông.
- Mụn đầu đen: là tình trạng nốt nâu, đen trên bề mặt da. Nó còn được gọi là nhân mụn mở bởi các tế bào da chỉ chặn một phần lỗ chân lông. Vì thế phần nhân mụn chứa tế bào chết tiếp xúc với oxy làm cho đầu mụn có màu đen hoặc nâu đặc trưng.
 
Đối với tình trạng mụn viêm thì thường được chia thành 3 loại là mụn sưng đỏ, mụn mủ và mụn bọc
- Mụn sưng đỏ và mụn mủ thì được xem là những tổn thương ban đầu, thường có kích thước <5mm, trong đó mụn mủ thường có nhân màu trắng hoặc vàng, là kết quả của việc các tế bào bạch cầu tích tụ bên trong lỗ chân lông.
- Mụn bọc là tình trạng mụn viêm nặng, tổn thương > 5mm không chứa nhân màu trắng hay vàng, có màu đỏ và thường sưng đau. Thường gặp ở vùng má, cằm, trán. Mụn bọc hình thành do lỗ chân lông bị tắc hoàn toàn bị vỡ sâu bên trong da dẫn đến phản ứng viêm nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dễ để lại thâm sẹo.
 

Các loại mụn thường gặp và cách giảm mụn khoa học

Các loại mụn thường gặp và cách giảm mụn khoa học

 

Và theo chia sẻ của chuyên gia, mụn dậy thì phát triển qua 4 quá trình cơ bản:

- Các nang lông bị tắc nghẽn do quá nhiều tế bào chết, kết hợp với sợi bã nhờn tạo ra một nút trong nang lông.

- Các tuyến sản xuất bã nhờn hoạt động mạnh trong thời kỳ dậy thì (đặc biệt là ở nam giới) khiến da càng bí bách.

- Sự gia tăng sản xuất bã nhờn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

- Phản ứng viêm xảy ra khi vi khuẩn phát triển quá mức cộng thêm nhiều yếu tố khác dẫn đến vỡ nang và hình thành mụn đỏ, mụn sưng viêm.

 

3. Nguyên nhân và cách giảm mụn dậy thì

Mụn tuổi dậy thì phát triển do các nguyên nhân chính như sau:
- Tuổi dậy thì là giai đoạn thay đổi lớn cả về sinh lý. Bên cạnh đó, môi trường sống, lối sống, sinh hoạt kém khoa học, chế độ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân sinh mụn.
- Thay đổi về nội tiết làm cho các tuyến bãn nhờn mở rộng và sản xuất dầu tăng lên. Nguyên nhân chính khiến mụn phát triển.
 

4. Cách chăm sóc da mụn dậy thì khoa học 

Mụn dậy thì có thể ngăn ngừa và cải thiện nhanh nếu bạn biết cách chăm sóc da và lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên bạn cần kết hợp thêm một vài lời khuyên dưới đây:
 
- Rửa mặt không quá 2 lần/ngày. Tránh thao tác mạnh làm da mặt tổn thương.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để, đừng để khi khát mới uống nước.
- Không chạm tay lên mặt, không tự ý nặn mụn. Vì điều này sẽ góp phần khiến mụn lây lan.
- Không tự ý nặn mụn.
- Lựa chọn các sản phẩm nổi tiếng, được bạn sĩ tin dùng.
- Hạn chế ăn những thức ăn có chứa dầu mỡ, đồ cay nóng, ăn nhiều hoa quả và rau củ.
- Duy trì trạng thái cân bằng, tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, áp lực.
 
Tuổi dậy thì với nhiều thay đổi từ bên trong và bên ngoài, không thể tránh khỏi việc nổi mụn. Tuy nhiên bạn có thể tránh tình trạng mụn dậy thì bùng phát và trở nặng bằng nhiều giải pháp khác nhau. Và đặc biệt nên điều trị từ sớm khi phát hiện để ngăn ngừa thâm sẹo và nên xây dựng routine chăm sóc da phù hợp nhằm ngăn mụn tái phát.

Có thể bạn thích

3 bước chăm sóc da dầu mụn bạn nên học ngay

3 bước chăm sóc da dầu mụn bạn nên học ngay

Chỉ với 3 bước chăm sóc da dầu mụn bạn sẽ lấy lại được sự tự tin với làn da...

Đọc tiếp
TOP 3 PHƯƠNG PHÁP GIẢM THÂM NÁM CẦN LÀM NGAY TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN

TOP 3 PHƯƠNG PHÁP GIẢM THÂM NÁM CẦN LÀM NGAY TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN

Tăng sắc tố da là một thuật ngữ y học chỉ các vùng da xuất hiện mảng/đốm sẫm màu hơn...

Đọc tiếp
Cải thiện nếp nhăn vùng mắt ngay tức khắc cùng Retinol

Cải thiện nếp nhăn vùng mắt ngay tức khắc cùng Retinol

Nếp nhăn vùng mắt là một trong những biểu hiện của làn da đang bị lão hóa. Tình trạng này...

Đọc tiếp
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MỤN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ MÀ CÔ GÁI NÀO CŨNG NÊN BIẾT

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MỤN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ MÀ CÔ GÁI NÀO CŨNG NÊN BIẾT

Hầu hết tất cả mọi người đều đã từng trải qua các tình trạng mụn gây khó chịu như: mụn...

Đọc tiếp

Giỏ hàng của tôi (0)

Giỏ hàng của bạn đang trống

icon icon