Retinal, Retinol hay Retinoid đều là dẫn xuất của vitamin A. Tuy nhiên chúng hoàn toàn khác nhau về mặt công thức và đặc biệt là cách thức hoạt động trên da. Chính vì thế, khi chọn sản phẩm chứa các dẫn xuất này bạn cần hiểu rõ để tránh gây kích ứng cho da. Cùng Murad tìm hiểu chi tiết về Retinal, Retinol và Retinoid ngay bài viết bên dưới.
1. Retinal, Retinol và Retinoid là gì?
- Retinal là một dẫn xuất của vitamin A ở dạng hoạt động gần nhất retinoic acid, và gần như sẵn sàng cho hoạt động trên da. Từ đó sẽ cho hiệu quả cao hơn và ít gây kích ứng hơn tuy nhiên retinal có giá thành cao hơn retinol và dễ bị oxy hóa.
- Retinol cũng là một dạng của vitamin A, là dạng phổ biến nhất trên thị trường chăm sóc da hiện nay. Nó dễ kiếm, giá thành lại rẻ hơn và cũng ít kích ứng hơn. Nhưng nhược điểm của retinol là cho hiệu quả chậm hơn retinal vì cần chuyển hóa thành retinal trước khi hoạt động.
- Còn retinoid là một thuật ngữ chung cho tất cả các dẫn xuất của vitamin A bao gồm cả retinal, retinol, retinoic acid, adapalene...
2. So sánh Retinal, Retinol và Retinoid
Dẫn xuất Retinal, Retinol và Retinoid đều có những điểm khác nhau, cùng Murad so sánh sự khác nhau theo các tiêu chí dưới đây:
2.1 Cấu trúc hóa học
Tuy đều là dẫn xuất của vitamin A nhưng Retinal, Retinol và Retinoid hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể tham khảo hình ảnh bên dưới để xem sự khác nhau của nó.
2.2 Hoạt động trên da
Không chỉ khác nhau về mặt cấu trúc hóa học, Retinal, Retinol và Retinoid khi hoạt động trên da cũng hoàn toàn khác nhau. Với
retinal, đây là một dẫn xuất gần nhất với retinoic acid vì thế dường như nó đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc hoạt động. Còn retinol thì cần chuyển hóa 2 bước thành retinal và tiếp theo mới trở thành retinoic acid rồi mới hoạt động trên da. Retinoid thì hoạt động đa dạng hơn, tùy thuộc vào loại retinoid cụ thể. Chính bởi sự khác nhau này sẽ dẫn để việc khác nhau về mặt khả năng kích ứng và nhu cầu chăm sóc da khác nhau.
2.3 Khả năng kích ứng
Về mức độ kích ứng thì retinal được cho là ít kích ứng hơn retinol và retinoid. Về cơ bản thì retinol và retinal có cấu tạo tương đối giống nhưng retinal lại mạnh hơn, vì thế bạn cần chọn nồng độ retinal phù hợp để tránh kích ứng.
Retinol khi tiếp xúc trên da sẽ trở thành retinal, sau đó sẽ thành retinoic acid để đạt được trạng thái hiệu quả cao nhất. Chính vì thế mà bạn sẽ thấy retinol trong mỹ phẩm bao giờ cũng sẽ có nồng độ cao hơn retinal. Và trong quá trình chăm sóc da, khi lựa chọn nồng độ phù hợp thì retinal dường như sẽ ít kích ứng hơn retinol.
2.4 Loại da phù hợp
Chính bởi khả năng kích ứng thấp nên retinal sẽ thường dùng được cho mọi loại da, kể cả làn da nhạy cảm và nên bắt đầu từ nồng độ thấp. Như đã biết, các retinoid khác nhau ở quá trình chuyển đổi. Retinal chỉ cần một bước chuyển đổi đã hoạt động tốt trên da. Còn bạn nào sở hữu làn da dầu thì có thể cân nhắc sử dụng retinal hoặc retinol nồng độ cao. Với nên da khô thì có thể sử dụng retinol và cả retinal tuy nhiên cần kết hợp kem dưỡng ẩm. Và điều này bạn nên áp dụng cả mọi nên da khi sử dụng các dẫn xuất của vitamin A.
Còn với những bạn chưa bao giờ sử dụng các dẫn xuất của vitamin A thì nên lựa chọn nồng độ thấp và test trước khi sử dụng cho toàn bộ vùng da cần chăm sóc.
3. Nên sử dụng Retinal hay Retinol?
Đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều tín đồ làm đẹp. Tuy nhiên việc chọn retinol hay retinal để chăm sóc da sẽ phù thuộc và nhu cầu của bạn và tình trạng da bạn cần cải thiện là gì. Với những bạn sở hữu làn da chưa xuất hiện các dấu hiệu lão hóa rõ rệt, độ tuổi từ 25+ thì có thể sử dụng retinol. Còn với làn da 30+, các dấu hiệu lão hóa như chùng nhão, chảy xệ, nếp nhăn sâu thì nên sử dụng retinal để chăm sóc da tốt hơn.
>> Tham khảo sản phẩm chứa
Retinol và
Retinal đang được chuyên gia khuyên dùng
Với những chia sẻ trên, Murad hy vọng bạn sẽ dễ dàng phân biệt được sự khác nhau giữa retinal, retinol hay retinoid. Từ đó sẽ có lựa chọn phù hợp với nhu cầu chăm sóc da của bạn.