Bản tin Niacinamide - Phần 2: Mẹ bầu có dùng được không? Cùng tìm hiểu qua 5 câu hỏi thường gặp nhất về hoạt chất này.
Từ việc chuẩn bị đồ đạc trong nhà cho đến việc điều chỉnh lịch ngủ hàng đêm, rất nhiều thứ chắc chắn sẽ thay đổi khi bạn sắp có em bé. Nhưng chắc hẳn bạn chưa lường trước được hết sự thay đổi của làn da mình. Nếu các vấn đề về da của bạn cứ đến lại đi trong một vòng lặp vô tận trong suốt thời gian mang thai là điều rất bình thường.
Tin tốt là nhiều vấn đề về da liên quan đến thai kỳ có thể được giải quyết một cách an toàn bằng niacinamide. Niacinamide không chỉ an toàn để sử dụng trong khi mang thai hoặc cho con bú, mà hoạt chất này có thể là một sự cứu tinh cho các tình trạng da mà bạn đang phải đối mặt.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vì sao niacinamide có thể là sản phẩm chăm sóc da an toàn cho mẹ bầu và tại sao chăm sóc da cũng là chăm sóc sức khỏe và chăm sóc bản thân.
Niacinamide có an toàn khi mang thai không?
Các bác sĩ da liễu đồng ý là: có. Tuy nhiên, lời khuyên là bạn nên nói chuyện với chuyên viên y tế hoặc bác sĩ da liễu trước khi bắt đầu hoặc thay đổi quy trình chăm sóc da.
May mắn thay, niacinamide - một dạng Vitamin B3 (niacin), là một thành phần chăm sóc da được chứng minh lâm sàng là an toàn để sử dụng khi đang mang thai và cho con bú. Niacinamide trong serum, sữa rửa mặt và kem dưỡng sáng da có thể là một lựa chọn tuyệt vời để cải thiện một số vấn đề về da thường gặp trong chín tháng mang thai. Với những vấn đề đó, niacinamide có thể giúp ích như thế nào?
Hơn 90% phụ nữ trải qua một số vấn đề da nhẹ khi mang thai do những thay đổi liên quan đến nội tiết tố, trao đổi chất và miễn dịch. Nhiều bệnh ngoài da có thể được giải quyết bằng niacinamide — một thành phần chăm sóc da nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Một số vấn đề phổ biến nhất về da liên quan đến thai kỳ mà niacinamide có thể giúp giảm thiểu bao gồm:
- Bệnh chàm: Bệnh chàm biểu hiện dưới dạng da bị kích ứng, khô, đỏ, ngứa và thường đạt đến đỉnh điểm trong giai đoạn thai kì thứ nhất, thứ hai. Sau đó triệu chứng sẽ thuyên giảm. Niacinamide được biết đến là chất tăng cường hàng rào bảo vệ da, giúp da dễ dàng hấp thụ các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là điều chỉnh độ ẩm và khóa ẩm. Một hàng rào bảo vệ da mạnh mẽ hơn cũng có thể giúp làm dịu các triệu chứng bệnh chàm.
- Sắc tố da không đồng đều: Có tới 75% phụ nữ mang thai bị nám. Màu da thay đổi rõ nhất trong ba tháng đầu tiên do nồng độ estrogen tăng cao, thúc đẩy da sản xuất nhiều melanin hơn và tăng kích thước những mảng màu da tối. Thậm chí, nhiều mẹ bầu có thể nhận thấy tàn nhang, nốt ruồi hoặc sẹo hiện có có màu đậm hơn hoặc lớn hơn.
Các bác sĩ da liễu khuyên dùng niacinamide như một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho sự thay, khi sử dụng kiên trì có thể mang lại sự cải thiện rõ rệt trong vòng 12 tuần.
- Mụn và mụn trứng cá nội tiết tố: Da bị mụn trứng cá đặc biệt phổ biến trong thai kì cuối, khi hormone khiến tuyến bã nhờn - tuyến cung cấp cho làn da của bạn các loại dầu tự nhiên (bã nhờn) - hoạt động hết công suất. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn và viêm trong lỗ chân lông gây ra mụn.
Niacinamide được biết là có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh, có thể giúp làm mờ vết thâm bằng cách giới hạn các phản ứng của da khi bị tắc nghẽn lỗ chân lông. Hơn nữa, niacinamide được biết đến là một phương pháp điều trị đặc biệt lành tính, có nghĩa là nó không có khả năng gây kích ứng thêm cho làn da của bạn.
Những thành phần chăm sóc da nào nên tránh khi mang thai?
Mặc dù niacinamide khá an toàn để sử dụng khi bạn đang mang thai, nhưng có một số thành phần bạn sẽ nên tránh trong chu trình dưỡng da của mình, bao gồm:
- Retinoids bôi ngoài da: hoạt chất phổ biến để điều trị mụn trứng cá
- Kháng sinh cho da: gồm clindamycin và erythromycin, được sử dụng để điều trị mụn trứng cá viêm
- Một số thuốc điều trị mụn trứng cá uống: Bao gồm tetracycline, doxycycline, isotretinoin và minocycline
- Kem chống nắng hóa học: Bao gồm oxybenzone, vì chất này có thể phá vỡ hệ thống nội tiết của bạn.
Các quan điểm được thể hiện trong bài viết này không nhất thiết đại diện cho quan điểm của Murad, và chỉ dành cho mục đích thông tin, ngay cả khi bao gồm lời khuyên của các bác sĩ và bác sĩ y khoa. Bài viết này không thay thế cho lời khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp và không nên được coi là lời khuyên y tế cụ thể.